Thì quá khứ đơn/Quá khứ tiếp diễn/Quá khứ hoàn thành/ Quá khứ hoàn thành tiếp diễn.

Thì quá khứ đơn/Quá khứ tiếp diễn/Quá khứ hoàn thành/ Quá khứ hoàn thành tiếp diễn.

Past Simple/Past Continuous/Past Perfect//Past Perfect Continuous

 

Bài 5: Quá khứ đơn/Past Simple

 

1. Định nghĩa thì quá khứ đơn

Thì quá khứ đơn (Past simple) dùng để diễn tả hành động sự vật xác định trong quá khứ hoặc vừa mới kết thúc.

2. Tầm quan trọng của thì quá khứ đơn

Thì quá khứ đơn được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày. Đây cùng là thì được đưa nhiều vào bài tập, đề thi tiếng Anh. Để tránh sự nhầm lẫn giữa các thì, các bạn nên nắm được cách sử dụng của thì quá khứ đơn. Các trường hợp dùng thị quá khứ đơn:

– Dùng để diễn đạt một hành động đã xảy ra và chấm dứt hoàn toàn trong quá khứ (không còn ảnh hưởng đến hiện tại).

– Dùng để liệt kê một chuỗi hành động trong quá khứ

Người học thường nhận biết câu ở thì quá khứ đơn qua các trạng ngữ:

– yesterday (hôm qua): yesterday morning, yesterday afternoon…

– ago (cách đây): two days ago, four months ago…

– last (trước/ngoái): last week, last month, last year, last summer, last Christmas…

– in the past (trong quá khứ)

– in + 1 mốc thời gian trong quá khứ: in 2000….

3. Cấu trúc thì quá khứ đơn

1.1. Quá khứ đơn với động từ To be

Động từ To be ở quá khứ đơn có 2 biến thể là was/were, vẫn mang nghĩa ‘thì, là, ở’ tương tự như ở thì hiện tại đơn, trong đó: I/He/She/It – was; We/You/They – were

Câu khẳng định S + was/were… Mark was at home yesterday.

(Hôm qua Mark ở nhà.)

Câu phủ định S + was/were + not…

(Viết tắt: wasn’t, weren’t)

Mark wasn’t at home yesterday.

(Hôm qua Mark không ở nhà.)

Câu nghi vấn Was/Were + S + …?

=> Yes, S + was/were.

=> No, S + wasn’t/weren’t.

Was Mark at home yesterday?

– Yes, he was.

(Hôm qua Mark có ở nhà không? – Có.)

 

 

1.2. Quá khứ đơn với động từ thường

Động từ thường ở quá khứ đơn có hai dạng:

V-ed: động từ theo quy tắc cấu tạo bằng cách thêm ‘ed’ vào sau động từ nguyên thể (xem phần 4)

PS* là dạng viết tắt của Past Simple: chúng là các động từ bất quy tắc có hình thức ở quá khứ khác hoàn toàn so với động từ nguyên thể. Tham khảo cột số 2 trong Bảng một số động từ bất quy tắc thông dụng

 

Câu khẳng định S + V-ed/PS*… They went to work last Sunday.

(Chủ nhật tuần trước họ đi làm.)

Câu phủ định S + did + not + V-infi…

(Viết tắt: didn’t)

They didn’t go to work last Sunday.

(Chủ nhật tuần trước họ không đi làm.)

Câu nghi vấn Did + S + V-infi…?

=> Yes, S + did.

=> No, S + didn’t.

Did they go to work last Sunday?

– No, they didn’t.

(Chủ nhật tuần trước họ có đi làm không? – Không.)

 

4. Cách sử dụng thì quá khứ đơn

2.1. diễn đạt một hành động đã xảy ra và chấm dứt hoàn toàn trong quá khứ (không còn ảnh hưởng đến hiện tại).

Ví dụ:

–       Last year, I traveled to Singapore with my family.

(Năm ngoái, tôi đã tới Singapore cùng gia đình tôi.)

–       Mary bought her new watch in the US.

(Mary đã mua chiếc đồng hồ mới của cô ấy ở Mỹ.)

 

2.2. liệt kê một chuỗi hành động trong quá khứ

Ví dụ:

–       Yesterday, I finished work, walked to the beach and enjoyed the dinner there.

(Hôm qua, tôi hoàn thành công việc, đi bộ ra biển và thưởng thức bữa tối ở đó.)

–       He arrived at the airport at 8, checked into the hotel at 9, and visited my family at 11. (Anh ấy đến sân bay lúc 8 giờ, nhận phòng khách sạn lúc 9 giờ và ghé thăm gia đình tôi lúc 11 giờ.)

5. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn

Người học thường nhận biết câu ở thì quá khứ đơn qua các trạng ngữ:

– yesterday (hôm qua): yesterday morning, yesterday afternoon…

– ago (cách đây): two days ago, four months ago…

– last (trước/ngoái): last week, last month, last year, last summer, last Christmas…

– in the past (trong quá khứ)

– in + 1 mốc thời gian trong quá khứ: in 2000, ….

6. Cách thêm đuôi –ed sau động từ thường có quy tắc

–         Các động từ thông thường => thêm ‘ed’ vào phía cuối:

enjoy => enjoyed (thích)

want => wanted (muốn)

need => needed (cần)

 

–         Động từ tận cùng là -e => chỉ thêm ‘d’

like => liked (thích)

love => loved (yêu)

live => lived (sống)

 

–         Động từ tận cùng là ‘y’ nhưng trước đó là một phụ âm => chuyển ‘y’ thành ‘i’ sau đó thêm ‘ed’

study => studied (học)

bully => bullied (bắt nạt)

 

–         Động từ một âm tiết tận cùng là phụ âm, trước đó là nguyên âm duy nhất => gấp đôi phụ âm  rồi thêm ‘ed’

stop => stopped (dừng)

plan => planned (lên kế hoạch)

Ngoại lệ: một số động từ hai âm tiết cũng theo quy tắc trên

prefer => preferred (thích hơn)

occur => occurred (xảy ra)

7.     Cấu trúc ‘used to + V’

– Cấu trúc này diễn tả thói quen ai đó từng làm gì trong quá khứ, mà ở hiện tại không còn thực hiện nữa, thường dịch là ‘trước đây thường, đã từng’.

– Cấu trúc

Câu khẳng định S + used to + V
Câu phủ định S + did not (didn’t) + use to + V
Câu nghi vấn Did + S + use to + V?

Ví dụ:

–         My brother used to smoke a lot 3 years ago. He doesn’t smoke any more. (Cách đây 3 năm, anh trai tôi thường hay hút thuốc rất nhiều. Giờ anh ấy không hút thuốc nữa.)

–         I didn’t use to take a bus to school but now I often go to work by bus. (Ngày trước tôi không thường đi xe buýt đi học nhưng giờ tôi thường đi xe buýt đi làm.)

–         Did you use to join any clubs at school? (Cậu có thường tham gia câu lạc bộ nào đó khi còn đi học không?)

 

 

 

Bài 6: Quá khứ tiếp diễn/ Past Continuous

 

1. Định nghĩa thì quá khứ tiếp diễn

Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous Tense) dùng khi muốn nhấn mạnh diễn biến hay quá trình của sự vật hay sự việc hoăc thời gian sự vật hay sự việc đó diễn ra.

2. Tầm quan trọng của thì quá khứ tiếp diễn

Rất nhiều người khi học tiếng Anh đều gặp khó khăn trong việc phân biệt thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn. Hiểu rõ những khó khăn khi học ngữ pháp tiếng Anh của học viên, English4u thiết kế bài giảng giúp các bạn nắm được những kiến thức cơ bản của thì quá khứ tiếp diễn. Dưới đây là cách sử dụng cơ bản của thì nà.

– Dùng để diễn tả sự việc đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ

– Dùng để diễn tả một hành động đang xảy ra trong quá khứ thì một hành động khác xen ngang vào, trong đó hành động xen vào được chia thời quá khứ đơn

– Dùng để diễn đạt hai hay nhiều hành động cùng song song xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ

Cách nhận diện thì quá khứ tiếp diễn

– at + giờ + thời gian trong quá khứ (at 12 o’clock last night,…)

– at this time + thời gian trong quá khứ. (at this time two weeks ago, …)

– in + năm (in 2000, in 2005)

– in the past (trong quá khứ)

– Trong câu có “when” khi diễn tả một hành động đang xảy ra và một hành động khác xen vào.

 

3. Cấu trúc thì quá khứ tiếp diễn

Câu khẳng định S + was/were + V-ing was working at 10 a.m. yesterday.

(Lúc 10 giờ sáng qua tôi đang làm việc.)

Câu phủ định S + was/were + not + V-ing

(Viết tắt: wasn’t, weren’t)

wasn’t working at 10 a.m. yesterday.

(Lúc 10 giờ sáng qua tôi không đang làm việc.)

Câu nghi vấn Was/Were + S + V-ing?

=> Yes, S + was/were.

=> No, S + wasn’t/weren’t.

Were you working at 10 a.m. yesterday? – Yes, I was.

(Lúc 10 giờ sáng qua bạn có đang làm việc không? – Có.)

 

Lưu ý: Động từ To be chia theo các chủ ngữ tương tự như ở thì quá khứ đơn.

4. Cách sử dụng thì quá khứ tiếp diễn

Thời quá khứ tiếp diễn:

2.1. diễn tả sự việc đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ

Ví dụ:

–           Tom was writing his essay at 8 p.m. last night. (Tom đang viết bài tiểu luận vào lúc 8 giờ tối qua)

–          My mother was cooking dinner at 6 p.m. yesterday. (Mẹ tôi đang nấu bữa tối vào lúc 6 giờ tối qua)

 

2.2. diễn tả một hành động đang xảy ra trong quá khứ thì một hành động khác xen ngang vào, trong đó hành động xen vào được chia thời quá khứ đơn

Ví dụ:

–           I saw Mary when I was talking with some foreign friends in the cafe’. (Tôi đã nhìn thấy Mary khi đang nói chuyện với vài người bạn ngoại quốc ở quán cà phê)

–              I lost my keys when I was walking along the beach yesterday.( Tôi mất chìa khóa khi đang đi dạo dọc bãi biển ngày hôm qua)

 

2.3.  diễn đạt hai hay nhiều hành động cùng song song xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ

Ví dụ:

–           While Jane was doing her English exercises, her sister was practicing French. (Trong khi Jane đang làm bài tập Tiếng Anh thì chị gái cô ấy thực hành tiếng Pháp.)

–           Tom was playing with the children in the garden while Jenny was preparing dinner. (Tom chơi với lũ trẻ trong vườn trong khi Jenny thì chuẩn bị bữa tối.)

 

5. Phân biệt quá khứ đơn & quá khứ tiếp diễn

Quá khứ đơn Quá khứ tiếp diễn
– Diễn tả hành động xảy ra và đã kết thúc ở quá khứ.

VD: Mary had a good time at the party. (She went home.)

Mary đã rất vui vẻ ở bữa tiệc. (Cô ấy đã về nhà)                                                                        

– Diễn tả hành động đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ

VD: Mary was having a good time when I arrived at the party. (Mary was still at the party when I arrived.)

Mary đang rất vui vẻ khi tôi đến bữa tiệc. (Mary vẫn ở bữa tiệc khi tôi tới)

– Diễn tả các hành động nối tiếp nhau trong quá khứ

VD: When Mary finished her English course, she went to live in England. (Mary hoàn tất khóa học Tiếng Anh và chuyển đến sống ở Anh)

– Diễn đạt hai hành động cùng song song xảy ra trong quá khứ

VD: While Jane was doing her English exercises, her sister was practicing French. (Trong khi Jane đang làm bài tập Tiếng Anh thì chị gái cô ấy thực hành tiếng Pháp)

 

Bài 7: Quá khứ hoàn thành/ Past Perfect

 

 1. Định nghĩa thì quá khứ hoàn thành

Thì quá khứ hoàn thành (Past perfect tense) dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác và cả hai hành động này đều đã xảy ra trong quá khứ. Hành động nào xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành. Hành động xảy ra sau thì dùng thì quá khứ đơn.

2. Tầm quan trọng của thì quá khứ hoàn thành

Thì quá khứ hoàn thành tương đối khó vì cách sử dụng phức tạp và đòi hỏi bạn phải học thuộc lòng nhiều từ trong bảng động từ bất quy tắc. Nắm được cách sử dụng sẽ giúp bạn vận dụng vào làm bài tập tốt hơn. Vì thế thì quá khứ hoàn thành có vai trò quan trọng và là chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh mà bất cứ ai học tiếng Anh đều phải nắm được.

Những trường hợp sử dụng thì quá khứ hoàn thành

– Dùng để diễn đạt một hành động xảy ra và hoàn tất trước một hành động khác trong quá khứ, trong câu thường có 2 hành động.

– Dùng để diễn đạt một hành động xảy ra và hoàn tất trước một thời điểm xác định trong quá khứ.

– Dùng để diễn đạt một hành động bắt đầu từ trong quá khứ và tiếp diễn cho đến khi có một hành động khác xảy ra trong quá khứ

Cách nhận biết thì quá khứ hoàn thành

– until then (cho tới lúc đó)

– by + 1 thời điểm (vào lúc)

– by the time + 1 mệnh đề (vào lúc)

– prior to that time (trước lúc đó)

– before (trước khi)

– after (sau khi)

– when (khi)…

 

3. Cấu trúc quá khứ hoàn thành

(+) Câu khẳng định:                 S + had + P2

VD:     Mary had completed the report by 10 o’clock last night.

(Mary đã hoàn thành xong bản báo cáo vào lúc 10 giờ đêm qua.)

 

(-) Câu phủ định:                        S + had not/hadn’t + P2

VD:     Mary hadn’t completed the report by 10 o’clock last night.

(Đến 10 giờ đêm qua Mary vẫn chưa hoàn thành xong bản báo cáo.)

 

(?) Câu nghi vấn:                       Had + S + P2?

                                     => Yes, S + had./ No, S + hadn’t.

VD:     Had Mary completed the report by 10 o’clock last night?

(Vào lúc 10 giờ đêm qua Mary đã hoàn thành bản báo cáo chưa?)

Chú ý:

P2 là dạng viết tắt của Past Participle: phân từ quá khứ của các động từ.

– Chúng thường có dạng V-ed tương tự như hình thức ở thì quá khứ đơn

– Tuy nhiên cũng có rất nhiều động từ bất quy tắc. Tham khảo các động từ bất quy tắc này ở cột thứ 3 Bảng một số động từ bất quy tắc thông dụng

4. Cách sử dụng thì quá khứ hoàn thành

4.1. diễn đạt một hành động xảy ra và hoàn tất trước một hành động khác trong quá khứ, trong câu thường có 2 hành động.

Ví dụ:

–           He had run 3km around the lake before he went to school. (Anh ấy đã chạy 3km quanh hồ trước khi đi đến trường.)

–           When I arrived at the party, Sarah had already gone home. (Khi tôi tói bữa tiệc, Sarah đã về nhà rồi.)

–           The police came when the robber had gone away. (Cảnh sát đến khi tên trộm đã chạy thoát.)

 

4.2. diễn đạt một hành động xảy ra và hoàn tất trước một thời điểm xác định trong quá khứ.

Ví dụ:

–           I had finished doing my homework by 10 last night. (Tôi đã hoàn thành bài tập về nhà lúc 10 giờ tối qua.)

–           We had eaten dinner before 8 o’clock last night. (Chúng tôi đã ăn tối trước 8 giờ tối qua.)

 

4.3. diễn đạt một hành động bắt đầu từ trong quá khứ và tiếp diễn cho đến khi có một hành động khác xảy ra trong quá khứ

Ví dụ:

–               By the time Dave finished his studies, he had been in London for seven years. (Vào lúc Dave hoàn thành xong việc học thì cậu ấy đã ở London được 7 năm.)

–           We had had that car fo fifteen years by the time it broke down. (Chúng tôi đã sở hữu chiếc xe đó được 15 năm tính đến lúc nó bị hỏng.)

5. Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ hoàn thành

Thì quá khứ hoàn thành thường được dùng với các trạng từ/trạng ngữ sau: until then (cho tới lúc đó), by + 1 thời điểm (vào lúc), by the time + 1 mệnh đề (vào lúc), prior to that time (trước lúc đó), before (trước khi), after (sau khi), when (khi)

6. Phân biệt quá khứ hoàn thành và quá khứ đơn

–  Khi hai hành động cùng xảy ra trong quá khứ, sử dụng thì quá khứ hoàn thành cho hành động xảy ra trước và quá khứ đơn cho hành động xảy ra sau.

 

She had spent 5 years practicing karate before she attended the tournament. (Cô ấy đã dành ra 5 năm tập luyện karate  trước khi tham gia giải đấu.)

 

–  Khi nhấn mạnh hành động đã kết thúc trong quá khứ, sử dụng thì quá khứ hoàn thành; khi diễn tả một chuỗi hành động liên tiếp trong quá khứ, sử dụng quá khứ đơn

“Was Sam in the room when you arrived?” “No, he had already left.” (Sam có ở trong phòng khi cậu đến không? – Không, cậu ấy đã đi rồi.)

But: “Was Sam there when you arrived?” “Yes, but he left right then.” (Nhưng: Sam có ở đây khi cậu đến không? – Có nhưng cậu vừa đi rồi.)

 

Bài 8: Quá khứ hoàn thành tiếp diễn/Past Perfect Continuous

1. Định nghĩa thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past Perfect Continuous) dùng để diễn tả một hành động nào đó nhưng đã xảy ra trong bao lâu ở thời điểm quá khứ, trước một hành động khác cũng trong quá khứ.

2. Tầm quan trọng của thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn gây không ít khó khăn cho các bạn khi học ngữ pháp tiếng Anh. Bởi nếu không phân biệt rõ mốc thời gian của hành động thì việc nhầm lẫn giữa thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn và thì quá khứ hoàn thành là tình trạng thường gặp. Đặc biệt với các kỳ thi tiếng Anh như Toeic, thi học sinh giỏi tiếng Anh thường đánh lừa thí sinh bằng các dạng bài tập liên quan đến thì này. Vì thế nếu không nắm được cách sử dụng thì sẽ rất khó để vận dụng vào làm bài tập.

Vậy các trường hợp sử dụng thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn là gì?

– Dùng để diễn đạt một hành động nào đó đã diễn ra trong bao lâu trước khi một hành động khác xảy ra trong quá khứ

– Dùng để diễn đạt một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. Hành động xảy ra trước (nguyên nhân) được chia ở quá khứ hoàn thành tiếp diễn, hành động xảy ra sau (kết quả) được chia ở quá khứ đơn.

3. Cấu trúc thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

(+) Câu khẳng định:                   S + had + been + V-ing

VD:     I had been waiting there for an hour when she finally arrived.

(Khi cô ấy đến thì tôi đã đợi ở đó được 1 giờ.)

 

(-) Câu phủ định:                        S + had not/hadn’t + been + V-ing

VD:     I hadn’t been waiting there for an hour when she finally arrived.

(Khi cô ấy đến thì tôi chưa đợi ở đó được 1 giờ.)

 

(?) Câu nghi vấn:                       Had + S + been + V-ing?

                                     => Yes, S + had./ No, S + hadn’t.

VD:     Had you been waiting there for an hour when she finally arrived?

(Khi cô ấy đến thì cậu đã đợi ở đó được 1 giờ chưa?)

4. Cách sử dụng thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn:

4.1. diễn đạt một hành động nào đó đã diễn ra trong bao lâu trước khi một hành động khác xảy ra trong quá khứ

Ví dụ:

–           When she arrived, I had been waiting for two hours. (Khi cô ấy đến, tôi đã đợi cô ấy được 2 tiếng rồi.)

–           Christ had been smoking for 20 years when he finally gave it up. (Christ đã hút thuốc được 20 năm vào lúc anh ta bỏ thuốc.)

 

4.2. diễn đạt một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ để thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. Hành động xảy ra trước (nguyên nhân) được chia ở quá khứ hoàn thành tiếp diễn, hành động xảy ra sau (kết quả) được chia ở quá khứ đơn.

Ví dụ:

–           Kevin was tired because he had been jogging. (Kevin mệt vì cậu ấy vừa chạy xong.)

–           Catherine gained weight because she had been overeating. (Catherine tăng cân vì cô ấy đã ăn quá nhiều.)

5. Phân biệt quá khứ hoàn thành tiếp diễn và quá khứ tiếp diễn

Nếu không có các cụm từ chỉ khoảng thời gian như ‘for five minutes, for two weeks,…’, nhiều người Anh chọn cách sử dụng quá khứ tiếp diễn thay cho quá khứ hoàn thành tiếp diễn.

–               Quá khứ tiếp diễn nhấn mạnh hành động bị ngắt quãng

–               Quá khứ hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh khoảng thời gian trước một hành động khác trong quá khứ

Ví dụ:

–        When I went out, it was raining. (Khi tôi ra ngoài thì trời đang mưa.)

–        When I went out, it had been raining for an hour. (Khi tôi ra ngoài thì trời đã mưa được 1 giờ đồng hồ.)

 

Tham gia bình luận:

Chat Messenger Chat Zalo
Khoá học liên quan
Tin tức Sự kiện

Đăng ký tư vấn